Khi nào doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép đầu tư

Việt Nam hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn từ quốc tế khi có môi trường thuận lợi để đầu tư phát triển. Pháp luật Việt Nam cũng đã đặt ra những quy định về hoạt động đầu tư thúc đẩy tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm quản lý, buộc các nhà đầu tư phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam, các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cũng được quy định rõ ràng. Một trong số đó là quy định về xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhà đầu tư cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Khoản 1 điều 36 Luật Đầu tư 2014, khi thực hiện một số dự án đầu tư thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

+) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Ngoài ra, khoản 2 điều 36 Luật Đầu tư 2014 quy định về các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC”

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Trường hợp có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Đối với dự án đầu tư không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng vẫn muốn xin cấp thì nhà đầu tư thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2014.

Trên đây là bài viết cung cấp kiến thức pháp lý rất rõ ràng do Link & Partners cung cấp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào Quý khách có thể liên lạc với chúng tôi qua thông tin trên website để nhận được tư vấn.

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top