Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy tầm quan trọng trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích của chính mình, tránh xảy ra trường hợp các doanh nghiệp đối thủ thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, việc hiểu biết về quy trình để một nhãn hiệu được bảo hộ của các doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót và gặp nhiều khó khăn. Do đó, với vai trò là một đại diện sở hữu công nghiệp, Link & Partners xin tư vấn, hướng dẫn về thủ tục đăng ký một nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện nay như sau:
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Hình thức nộp đơn
Chủ thể có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bằng hai hình thức:
- Hình thức nộp đơn giấy: nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện.
- Hình thức nộp đơn trực tuyến: nộp thông qua Hệ thông tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản)
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo (05 mẫu)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
- Một số tài liệu khác tùy theo loại nhãn hiệu đăng ký.
Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài trong tầm khoảng 12 – 18 tháng, trong đó:
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu là việc xem xét nhãn hiệu đăng ký có trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không, qua đó đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo chắc chắn nhãn hiệu sẽ được bảo hộ.
Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ những tài liệu tối thiểu theo đúng quy định pháp luật và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo hai hình thức là nộp giấy hoặc nộp trực tuyến.
Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Đây là khoảng thời gian các chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành xem xét, đánh giá tính đầy đủ và chính xác của đơn rồi đưa ra quyết định đơn đăng ký nhãn hiệu có hợp lệ hay không.
Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
Giai đoạn 4: Công bố đơn hợp lệ
Sau quá trình thẩm định hình thức và có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Đây là khoảng thời gian đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét, đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Giai đoạn 6: Cấp Giấy chững nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng bạ
Qua quá trình thẩm định nội dung, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: do hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ đang ở trong tình trạng quá tải nên thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn so với quy định.
Trên đây là những tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mà Link & Partner cung cấp tới các bạn. Mọi vướng mắc, chưa rõ mà cần hỗ trợ, các bạn hãy liên lạc với Link & Partners qua số hotline 0243.997.2222 để được tư vấn thêm hoặc có thể inbox trực tiếp qua trang facebook của Link & Partners.