Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại MYANMAR

iện nay, trên thị trường Myanmar không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam mà còn có các quốc gia khác trên thế giới đầu tư vào Myanmar, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cho sản phẩm hàng hóa tại Myanmar của doanh nghiệp có thể phân biệt được các sản phẩm hàng hóa với các doanh nghiệp khác. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp khác làm nhái, làm giả làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của doanh nghiệp trên thị trường Myanmar.

Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar, không giống như việc đăng ký nhãn hiệu tại Lào, Campuchia, Thái Lan hay Việt Nam…tại Myanmar việc đăng ký nhãn hiệu tuân theo nguyên tắc “first to use”. Tức là, một nhãn hiệu ai sử dụng trước người ấy sẽ có quyền độc quyền nhãn hiệu thay vì phải đăng ký nhãn hiệu tại Myamar mới có quyền (nguyên tắc “first to file”) Mặc dù, việc đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc vì nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua sử dụng. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại hành vi xâm phạm quyền một cách hữu hiệu. Sau khi đăng ký nhãn hiệu, việc đăng cảnh báo về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên báo chí ở Myanmar được coi là bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu. Bằng chứng này được chấp nhận trong phiên tòa dân sự và hình sự để chống lại bên thứ ba vi phạm nhãn hiệu. Những nhãn hiệu không đăng ký sẽ không được bảo hộ theo cách thức như vậy.

  1. Quy định về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar
  • Theo quy định của Myanmar, nhãn hiệu hàng hóa (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ) là dấu hiệu được sử dụng để xác định hàng hóa và/hoặc dịch vụ do một người cụ thể nào đó sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp.
  • Các dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Myanmar?
  • Dấu hiệu trùng lặp với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho cùng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc có cùng danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Dấu hiệu lừa dối hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác.
  • Dấu hiệu tương tự với huy hiệu hoặc phù hiệu, huân chương, huy chương, cờ, hoặc hình ảnh về bất kỳ quốc gia, thành phố, thị xã, thị trấn, địa điểm, tổ chức đoàn thể, pháp nhân, tổ chức, hoặc cá nhân nào.
  • Dấu hiệu có nội dung bị cấm như vấn đề nhậy cảm mang tính chất xã hội hoặc trái với luật pháp và đạo đức xã hội.

Ở Myanmar, các doanh nghiệp nước ngoài không thể tự mình đăng ký nhãn hiệu mà phải chỉ định một đại diện để thay mặt mình thông qua việc lập Giấy ủy quyền

  1. Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar
  • Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
  • Kết quả của bước này là bản Thông báo kết quả tra cứu với ý kiến tư vấn của đại diện về khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Myanma.
  • Việc thực hiện bước này là không bắt buộc, tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn cần có sự tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu.
  • Thời gian tiến hành: 07-10 ngày làm việc.
  • Bước 2: Yêu cầu đăng ký nhãn hiệu
  • Nộp đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Nhãn hiệu của Myanma.
  • Thời gian tiến hành: 03-06 tháng.
  • Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ
  • Khi nhãn hiệu đã được chấp thuận bảo hộ, chủ đơn sẽ nhận được Thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sau đó là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Thời gian: 02 tháng.

LƯU Ý: Thời gian tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu nêu trên chỉ mang tính chất ước lượng và có thể thay đổi một cách hợp lý nếu có phản đối đơn, sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện khách quan khác xảy ra trong quá trình tiến hành các thủ tục.

  1. Thời gian bảo hộ nhãn hiệu: 03 năm, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 03 năm
  2. Giấy tờ cần chuẩn bị

Các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị các tài liệu sau khi đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar:

  • Tên, địa chỉ đầy đủ và quốc tịch của người nộp đơn.
  • Danh mục hàng hoá/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu.
  • Giấy uỷ quyền
  • Bản tuyên bố về quyền sở hữu Nhãn hiệu.
  • 12 mẫu Nhãn hiệu
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nộp đơn (nếu có quyền ưu tiên).

* Lưu ý:

Giấy uỷ quyền này phải được công chứng, xác nhận và chứng thực bởi Cơ quan lãnh sự của Myanmar ở nước của người nộp đơn.

Mẫu nhãn hiệu có kích thước không quá 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 15mm x 15mm

Thời hạn đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar là 2 tháng kể từ khi Myanmar tiếp nhận đơn.

  1. Dịch vụ của Link & Partners
  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.
  • Chuẩn bị đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Qúy công ty)
  • Thông báo về việc nộp đơn với Qúy công ty ngay sau khi nộp đơn.
  • Nhận tất cả các thông báo liên quan đến đơn và thông báo đến doanh nghiệp
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn.
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục Sở hữu Trí tuệ tại Myanmar (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ).
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Qúy công ty cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu Trí tuệ tại Myanmar về việc bảo hộ nhãn hiệu.
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng
  • Tiến hành soạn hồ sơ xin gia hạn và duy trì hiệu lự văn bằng bảo hộ tại Myanmar.
  • Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Myanmar
  • Tham gia đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu với nhãn hiệu được bảo hộ tại Myanmar.
logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top