Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Hiện nay rất nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh mà có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp (KDCN) nhưng không biết quá trình đăng ký KDCN có kéo dài không và phải trải qua những bước như thế nào? Sau đây, Link & Partners xin được cung cấp thủ tục đăng ký KDCN như sau:

  1. Tra cứu thông tin đánh giá khả năng bảo hộ

Khi có mẫu kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký, Quý khách hàng cần tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng trước khi nộp đơn chính thức để đăng ký kiểu dáng.

Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp là rất quan trọng nhưng không phải là thủ tục bắt buộc, khách hàng có thể cân nhắc việc tra cứu để đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ, tránh mất thời gian, chi phí.

  1. Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Có hai cách để nộp hồ sơ đăng ký:

      • Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;

      • Chuyển qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ trên.

  1. Giai đoạn thẩm định:

  • Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. ( 1-2 tháng)

  • Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

  • Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. ( 2 tháng từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ)

  • Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. (6-9 tháng)

  1. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Đại diện Sở hữu Công nghiệp – CÔNG TY LUẬT TNHH LINK & PARTNERS

Phòng 608, Tòa nhà 133 Thái Hà, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

Điện thoại: 043 997 2222/ 0913 300 938

Email: [email protected]

Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top