Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc phân biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Nắm được tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp, nhu cầu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của các doanh nghiệp cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ cũng như không hiểu rõ các quy định về vấn đề này. Do vậy qua bài viết này, Link & Partners xin tư vấn về quy trình, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
  • Trường hợp nhiều tổ chức, các nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp, cá nhân đó có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu có được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng đồng ý.
  • Đối với trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định quyền đăng ký.

Hình thức nộp đơn

Chủ thể có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bằng hai hình thức:

  • Hình thức nộp đơn giấy: nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện.
  • Hình thức nộp đơn trực tuyến: nộp thông qua Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp bao gồm những tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-KDCN (02 bản )
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
  • Tên kiểu dáng công nghiệp;
  • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
  • Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
  • Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
  • Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
  • Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (04 bản)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
  • Tài liệu khác

Trình tự thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài trong tầm khoảng 10 – 16 tháng, trong đó:

Giai đoạn 1: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là việc xem xét kiểu dáng công nghiệp đăng ký có trùng hay tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ hay không, qua đó đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Việc tra cứu này giúp tránh làm tốn kém về công sức, thời gian và chi phí khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Tuy nhiên, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo chắc chắn kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ.

Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ

Chuẩn bị đầy đủ những tài liệu tối thiểu theo đúng quy định pháp luật và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo hai hình thức là nộp giấy hoặc nộp trực tuyến.

Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đây là khoảng thời gian các chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành xem xét, đánh giá tính đầy đủ và chính xác của đơn rồi đưa ra quyết định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có hợp lệ hay không.

Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

Giai đoạn 4: Công bố đơn hợp lệ

Sau quá trình thẩm định hình thức và có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thời hạn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đây là khoảng thời gian đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét, đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn: không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Giai đoạn 6: Cấp Giấy chững nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng bạ

Qua quá trình thẩm định nội dung, nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Lưu ý: do hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ đang ở trong tình trạng quá tải nên thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể kéo dài hơn so với quy định.

Trên đây là những tư vấn về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà Link & Partner cung cấp tới các bạn. Mọi vướng mắc, chưa rõ mà cần hỗ trợ, các bạn hãy liên lạc với Link & Partners qua số hotline 0243.997.2222 để được tư vấn thêm hoặc có thể inbox trực tiếp qua trang facebook của Link & Partners.

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top