Theo quy định pháp luật về nhà ở thì điều kiện tiên quyết để các chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở là phải có Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở – tức sổ hồng. Vì vậy, bằng bài viết này chúng tôi phân tích về thủ tục cấp “Sổ hồng” theo quy định của pháp luật
Căn cứ quy định pháp luật về nhà ở và đất đai, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Sổ hồng sẽ được thực hiện như sau:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và môi trường nơi có căn hộ chung cư.
Bước 1: Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các giấy tờ sau đây:
Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; giấy phép xây dựng (nếu có);
Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);
Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký; danh sách các căn hộ, công trình xây dựng để bán (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ); trường hợp nhà chung cư thì sơ đồ phải thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích) phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ;
Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
Bước 2: Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án.
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra; gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; đăng công khai kết quả kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
Bước 3: Chủ đầu tư dự án nhà ở/ hoặc chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ gồm có:
Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.
Xin trân trọng cảm ơn Quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Mọi thông tin xin liên hệ Công ty Luật TNHH Link & Partners – Số điện thoại: 043 997 2222 – Email: [email protected].
Liên quan đến lĩnh vực này, Link & Partners cho rằng nhà là tài sản có giá trị rất lớn, quan trọng nhất của mỗi người, trong khi nhiều quy định pháp luật điều chỉnh và trên thực tế cũng rất nhiều người đã đổ vỡ, tranh chấp, thua thiệt liên quan giao dịch nhà đất.
Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro, gặt hái thành công trong giao dịch nhà đất nói chung, chúng tôi với đội ngũ luật sư uy tín, cung cấp dịch vụ sau:
Tư vấn pháp luật về thủ tục mua bán nhà đất, điều kiện mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tham gia đàm phán, soạn thảo hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán nhà đất; hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất. hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất,…
Hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực giao dịch nhà đất
V.v…