Hiện nay nhu cầu bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ngày càng tăng, cá nhân, tổ chức có tài sản trí tuệ có thể tự mình hoặc thông qua tổ chức, cá nhân khác (có thể là đại diện sở hữu công nghiệp hoặc không) thực hiện các thủ tục có liên quan để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao các công việc sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng nên thông qua các tổ chức là đại diện sở hữu công nghiệp?
Thế nào là một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp?
Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) có quy định: “Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp”.
Để được phép hành nghề dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp thì phải đạt được điều kiện quan trọng là tổ chức đó phải có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức hiện nay không có chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn thực hiện các công việc thay cho các chủ thể có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
So với việc thông qua các chủ thể thông thường thì khách hàng đăng ký thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp có các lợi thế gì?
Thứ nhất, có thể thay mặt khách hàng làm việc trực tiếp đối với cơ quan nhà nước. Một tổ chức đại diện được Cục SHTT công nhận sẽ có khả năng liên tục cập nhật thông báo, kết quả liên quan đến công việc của quý khách hàng, tạo sự chủ động, nhanh chóng trong việc xử lý công việc. Khác với các tổ chức thông thường, họ chỉ có thể nộp hồ sơ hộ cho khách hàng chứ không có quyền lợi nào khác trong giai đoạn làm việc với cơ quan nhà nước.
Thứ hai, là một tổ chức có chuyên môn, năng lực. Đại diện sở hữu công nghiệp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề. Để có được chứng chỉ, phải vượt qua được kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do Cục SHTT tổ chức. Tuy nhiên, hiện nay tính đến ngày 30/7/2018 mới chỉ có hơn 200 tổ chức đạt điều kiện.
Thứ ba, chất lượng của dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu. Pháp luật có quy định rõ về trách nhiệm của Đại diện sở hữu công nghiệp tại Điều 152, 153 Luật SHTT. Điều này, có thể là động lực để Quý khách hàng tin tưởng rằng dịch vụ của một tổ chức Đại diện sẽ luôn hướng đến quyền lợi tốt nhất cho khách hàng, bằng việc: thông báo rõ các khoản chi phí; bảo mật thông tin; đáp ứng kịp thời các yêu cầu cơ quan có thẩm quyền…
Trên đây là một số lý do để lý giải tại sao việc thực hiện các công việc liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp lại được nhiều quý khách hàng yên tâm lựa chọn đến như vậy. Và chỉ khi có một lựa chọn đúng đắn thì việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mới được thực hiện một cách nhanh chóng, chất lượng nhất.