QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

Trong quá trình giải quyết ly hôn, cùng với việc phân chia tài sản thì quyền nuôi con sau khi ly hôn là vấn đề đáng quan tâm và có nhiều tranh chấp nhất. Vậy việc phân định ai có quyền nuôi con khi ly hôn được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, nếu hai bên không thỏa thuận được việc ai là người có quyền nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Cần lưu ý:

  • Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi dưỡng trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc hai bên cha mẹ có thỏa thuận khác
  • Trong trường hợp con trên 07 tuổi sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con để quyết định ai là người có quyền nuôi con

Người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái vẫn có quyền và nghĩa với với con theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, cụ thể:

  • Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi
  • nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
  • Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ lại với Link & Partners.

 

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top