Khái quát chung về các loại nhãn hiệu
Sau khi tiến hành lựa chọn dấu hiệu, Quý khách hàng cần lựa chọn loại nhãn hiệu để đăng ký cho phù hợp và gia tăng khả năng được bảo hộ. Chính vì vậy, Quý khách hàng cần nắm được các loại nhãn hiệu được phép đăng ký theo Luật sở hữu trí tuệ như sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu thông thường
Nếu dấu hiệu Quý khách hàng định đăng ký chỉ cho riêng sản phẩm, dịch vụ của mình mà không liên quan đến địa danh và có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác thì nên đăng ký là nhãn hiệu thông thường.
Nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu dịch vụ
Thứ hai, nhãn hiệu tập thể
Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Chính vì vậy, nếu Quý khách hàng đăng ký nhãn hiệu cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng sử dụng thì nên đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Thứ ba, nhãn hiệu chứng nhận
Chủ sở hữu: tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký loại nhãn hiệu này.
Mục đích: chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa,… của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận:
Thứ tư, nhãn hiệu liên kết
Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau
Trường hợp Quý khách hàng đã có nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ của mình và muốn dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm, dịch vụ khác thì nên đăng ký nhãn hiệu liên kết.
Ví dụ: Khi dùng đồ uống là nước ép cam mang nhãn hiệu Pepsi 7up, người tiêu dùng biết được loại nước uống này cùng nguồn gốc và tương tự với đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Mirindra