Nữ giám đốc xinh đẹp lập công ty “ma” lừa đảo hàng chục tỷ đồng bị truy nã

Ngày 7/6, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Sâm (SN 1988, trú tại khối Vĩnh Yên, phường Đông Vĩnh, TP Vinh) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

           Ngoài ra, cơ quan công an cũng đã tiến hành khám xét nhà và truy nã bị can Sâm về tội danh trên.

Theo điều tra, bà Trần Thị Sâm là Giám đốc Công ty CP Thương mại Tổng hợp Mạnh Khang. Công ty này có ngành nghề kinh doanh là xây dựng công trình, buôn bán vật liệu xây dựng, vận tải hàng hoá đường bộ, khách sạn, dịch vụ cầm đồ, buôn bán xăng dầu và các sản phẩm liên quan…

Kết quả điều tra cho thấy, doanh nghiệp hiện tại không có hoạt động kinh doanh, chỉ có 1 kế toán nhưng không có quyết định tuyển dụng và không giữ bất kỳ giấy tờ nào. Việc ghi hoá đơn đầu ra chỉ thực hiện khi có yêu cầu của bà Sâm.

nu-giam-doc-lua-dao_akfb

Đối tượng truy nã Nguyễn Thị Sâm

Theo kết luận của cơ quan công an, bà Trần Thị Sâm đã đưa thông tin gian dối về kinh doanh xăng dầu nhưng thực tế không có lợi nhuận phát sinh, lối kéo, huy động vốn của nhiều người, thực chất là lấy tiền của người đầu tư sau để trả cho người đầu tư trước. Sau đó, chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn.

Bước đầu, CQĐT Công an tỉnh Nghệ An xác định, số tiền mà bà Trần Thị Sâm chiếm đoạt của các doanh nghiệp và cá nhân lên đến hơn 44 tỷ đồng.

Hiện nữ giám đốc này đã rời khỏi nơi cư trú, công an Nghệ An thông báo đến toàn bộ người dân để xác minh và truy tìm bị can Trần Thị Sâm.

Được biết thêm rằng, vào tháng 1/2020, bà Sâm bị TAND tỉnh Hà Tĩnh phạt tiền 300 triệu đồng về tội mua bán trái phép hóa đơn. Trong vụ án này, Sâm đã mua hóa đơn khống giúp cho Hoàng Thị Hậu (50 tuổi, trú thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) hưởng lợi 255 triệu đồng.

Đây là một vụ án rất phức tạp và hiện tại vẫn đang được các cơ quan chức năng tích cực điều tra làm sáng tỏ.

Theo những thông tin có được cũng như dựa theo kết luận của Cơ quan điều tra, Công ty CP Thương mại Tổng hợp Mạnh Khang do bà Sâm làm giám đốc không hề có hoạt động kinh doanh, bà này đã bịa đặt, đưa thông tin gian dối về hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách lôi kéo, huy động vốn từ các nhà đầu tư sau đó bỏ trốn. Từ cơ sở đó, Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố bà Trần Thị Sâm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

      Trong vụ việc này, số tiền mà bà Sâm chiến đoạt từ các tổ chức cá nhân lên đến 44 tỷ đồng nên khả năng cao chế tài xử phạt giành cho bà có thể lên tới mức án chung thân theo khoản 4 Điều 174:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  1. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;”

Ngoài ra, bà này còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài trách nhiệm hình sự đã nêu ở trên, trong vụ việc này, bà Trần Thị Sâm còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản đối với những tổ chức, cá nhân đã bị bà này chiếm đoạt tài sản theo tinh thần của Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Kể cả trong trường hợp bà Sâm bị phạt tù chung thân thì vẫn phải chấp hành nghĩa vụ bồi thường đối với những thiệt hại đã gây ra do đây là trách nhiệm dân sự, tách rời khỏi trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc có thu hồi được tài sản, trả lại cho người bị hại hay không thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế, khả năng thi hành án của người phải thi hành.

Theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Nếu hết thời hạn này, họ không tự nguyện thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Căn cứ  Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008, cơ quan thi hành án có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:

– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Nếu như, bà Sâm đã không đủ khả năng chi trả, thì theo nguyên tắc tại điều 586 BLDS 2015, người thân của họ sẽ không có nghĩa vụ trả số tiền này.

Trên đây là những trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bà Trần Thị Sâm trong vụ việc này.

Có thể thấy, bà Sâm đã trở thành tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định truy nã đã được đưa ra và mức phạt tù chung thân gần như không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên theo Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, bà Sâm vẫn có cơ hội được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu thực sự hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, Đầu thú cũng có thể là một hành động được cân nhắc, xem xét và đưa vào thành tình tiết giảm nhẹ của vụ án.

Do đó, cơ quan CSĐT đang kêu gọi bà Sâm ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đây có thể là cơ hội duy nhất giúp bà này có thể làm lại cuộc đời. Mọi quyết định được đưa ra đều sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top