– Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
– Hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động mà hợp đồng này mang tính chất của hợp đồng dịch vụ dân sự (Toàn bộ các quy định của hợp đồng dịch vụ được quy định từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Đối tượng của hợp đồng khoán việc là công việc có tính đột biến, thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Đối tượng của hợp đồng lao động là công việc có trả công và có tính thường xuyên.
Hợp đồng lao động chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động, còn hợp đồng khoán việc chịu sự điều chỉnh của hợp đồng dân sự. Như vậy đây là hai loại hợp đồng khác biệt nhau và không nằm trong nhau.
HỢP ĐỒNG KÝ VỚI NHÂN VIÊN BẢO VỆ VÀ TẠP VỤ – HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HAY HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC?
Đối tượng của hợp đồng khoán việc là công việc có tính đột biến, thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Đối tượng của hợp đồng lao động là công việc có trả công và có tính thường xuyên. Vậy để có thể xác định được loại hợp đông cần ký với nhân viên bảo vệ và tạp vụ, chúng ta cần xét đến bản chất, mục đích công việc, theo đó:
Nếu doanh nghiệp thuê người lao động (bảo vệ, tạp vụ…) chỉ làm việc một lần, trả lương khi hoàn thành công việc thì các bên ký với nhau hợp đồng khoán việc.
Nếu doanh nghiệp thuê người lao động làm một (hoặc nhiều) công việc một cách thường xuyên thì phải ký hợp đồng lao động.
Khi ký hợp đồng lao động, người lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Khi ký hợp đồng khoán việc, người làm việc theo hợp đồng khoán việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.