Người tiêu dùng mua và sử dụng hàng giả có vi phạm gì không?

Cụm từ “hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng” cũng như việc chúng được bày bán tràn lan công khai có lẽ đã quá quen thuộc với người tiêu dùng. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể để dễ dàng nhận biết và xử lý kinh doanh, sản xuất hàng giả. Vậy liệu rằng, việc người tiêu dùng mua và sử dụng hàng giả có vi phạm pháp luật hay không?bna_a25954440_9122019

  1. Khái niệm hàng giả

Theo Khoản 8, Điều 3, nghị định 185/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” quy định “Hàng giả” gồm những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc không đúng với bản chất tự nhiên hoặc như đã được công bố, đăng kí; hàng không đạt chất lượng (chỉ đạt từ 70% trở xuống so với yêu cầu); thuốc không có hoặc không đủ hàm lượng dược phẩm; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác, mã số mã vạch..; hàng hóa có tem, nhãn, bao bì giả…

 

  1. Quy định của pháp luật về xử lý hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng giả

Pháp luật Việt Nam quy định những chế tài cụ thể đối với các cá nhân, thương nhân hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng giả. Không chỉ dừng ở xử phạt hành chính theo nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP mà còn truy tố hình sự với tội danh “Buôn bán hàng giả” theo quy định tại điều 192 Bộ luật Hình sự 2015.

Thực tế dù mức phạt hành chính hiện nay đã tăng lên gấp 5 lần theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ song tình hình buôn bán hàng giả vẫn không suy giảm thậm chí còn tăng lên do sự phát triển của các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, Sen đỏ,… Dù Cục quản lí thị trường đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thu giữ được nhiều hàng hóa là hàng giả song tình trạng này hiện đã quá phổ biến và việc mua bán trên các trang mạng điện tử cũng rất khó kiểm soát. Nguyên nhân của tình trạng này thì bên cạnh các yếu tố từ lợi ích của người buôn bán, sản xuất: bán chạy, vốn ít, hời nhiều,.. thì phải kể đến yếu tố người tiêu dùng. Việc cấm buôn bán hàng giả hàng nhái không chỉ để bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn có mục đích bảo vệ người tiêu dùng.

 

  1. Người tiêu dùng mua và sử dụng hàng giả có vi phạm gì không?

Bên cạnh trường hợp khách hàng bị lừa dối vì mua phải hàng giả giá cao thì vẫn tồn tại số đông khách hàng chủ động chọn mua hàng giả hàng nhái. Có thể lí giải rằng với mức thu nhập của người Việt Nam thì không phải ai cũng đủ kinh tế để mua hàng hiệu, với tâm lí “sính ngoại” họ chọn mua hàng giả mẫu mã giống hệt mà giá cả lại thấp hơn nhiều lần. Như vậy chính người tiêu dùng đã và đang tiếp tay cho việc sản xuất và kinh doanh hàng giả hàng nhái.

Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định nào xử phạt người tiêu dùng vì hành vi mua hàng nhái. Điều đó có thể xuất phát từ nguyên nhân: Việc xử phạt phải dựa trên lỗi của người vi phạm nhưng ở đây rất khó để biết được người tiêu dùng có chủ ý mua hàng hay không. Nói cách khác, rất khó để phân biệt được liệu họ mua nhầm phải hàng giả mà không biết hay họ biết nhưng cố tình mua. Việc không thể chắc chắn được như vậy sẽ dẫn tới tình trạng “phạt nhầm” cả những người tiêu dùng bị lừa gạt. Trong tình huống đó họ rõ ràng là nạn nhân và cần pháp luật bảo vệ. Như vậy việc đưa ra quy định xử phạt người tiêu dùng khi mua hàng nhái là rất bất khả thi trong áp dụng thực tế.

Công tác quản lý thị trường siết chặt tay, tăng chế tài thì đi cùng với đó là những thủ thuật tinh vi hơn của người vi phạm. Quả thực không cách nào nhanh và hiệu quả hơn là bản thân người tiêu dùng chung tay, hợp tác cùng cơ quan nhà nước, trước mắt là dừng không tiêu thụ hàng giả, sau là tố cáo khi thấy hành vi sai phạm, nhận thức đúng hành vi mua hàng giả hàng nhái là đang tiếp tay cho một bộ phận những người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc ngừng sử dụng hàng nhái cũng góp phần cho sự phát triển của ngành sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp sẽ được thành lập và kinh doanh hàng hóa với mức giá bình dân, dễ thở hơn thay vì việc các doanh nghiệp “chết yểu” vì không thể cạnh tranh được với hàng giả hàng nhái vì giá rẻ mà mẫu mã lại toàn mang nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài.

 

Nếu cần tư vấn vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH Link & Partners

Hotline: 0243 997 2222

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top