Mức phạt với tội Buôn bán hàng giả, hàng lậu

Theo quy định của pháp luật, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ được xác định là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Tuy nhiên, có không ít những cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất và nhập hàng giả để bán nhằm kiếm lợi nhuận cao vì giá nhập hàng giả là vô cùng rẻ nhưng giá bán thì lại không hề thấp hơn giá hàng thật trên thị trường là bao, từ đó mức lợi nhuận mà họ thu được sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với mức lợi nhuận thông thường.

unnamed

Mỗi năm, cơ quan hành chính nhà nước đã phát hiện và bắt quả tang, xử phạt không biết bao nhiêu vụ nhập, buôn bán hàng giả nhưng vẫn không hề có dấu hiệu chấm dứt, đặc biệt là khi dịp tết nguyên đán của Việt Nam đang đến rất gần thì việc buôn bán hàng giả càng diễn ra một cách mạnh mẽ, tinh vi hơn. Để ngăn chặn các hành vi này, hệ thống pháp luật Việt Nam đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể, theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

  • Mức xử phạt hành chính cao nhất trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.
  • Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tùy vào giá trị nhập lậu là bao nhiêu mà mức phạt tiền có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu từ 100.000.000 đồng trở lên;
  • Đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác thì nếu giá trị hàng hóa vi phạm dưới 1.000.000 đồng thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng…

Thậm chí, người vi phạm còn có thể bị xử phạt theo điều 192 Bộ luật hình sự 2015 và có khả năng sẽ phải vào tù vì tội danh này. Tùy vào loại hàng hóa bị làm giả, nhập lậu là gì đều có các quy định cụ thể riêng:

  • Đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại điều 193 Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì mức xử phạt nhẹ nhất là bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
  • Đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì mức xử phạt nhẹ nhất là 02 năm đến 07 năm…

Càng gần tết, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng càng tăng cao, đây cũng là dịp để những kẻ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoạt động mạnh nhất trong năm. Từ quần áo, giày dép cho đến các loại bánh kẹo, rượu, thuốc… đều có hàng giả, hàng nhái mà thủ đoạn làm giả thì ngày càng tinh vi, người tiêu dùng nếu không để ý kỹ sẽ không thể phân biệt được đâu là hàng giả đâu là hàng thật.

Để đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng, cơ quan lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, rà soát và xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức cố tình sản xuất và mua bán những loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế nước nhà và quyền lợi và sức khoẻ của người tiêu dùng.

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top