Dự án M&A và những ưu, nhược điểm

I/ Định nghĩa về M&A

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Mục tiêu của sự kết hợp này chính là để phát huy thế mạnh của cả các bên.

Đây là hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và tạo ra một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích, công nghệ cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, đó sẽ là một doanh nghiệp có tiềm lực mạnh hơn về vốn, tài chính, trở thành doanh nghiệp có chỗ đứng vững mạnh và có tầm ảnh hưởng trong thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên đôi khi mục đích của việc mua lại đơn giản chi là nhằm loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi.

Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.

II/ Đánh giá về lợi ích của M&A

  1. Mở rộng thị phần của doanh nghiệp

Đối với hai doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc mua lại mà cùng hoạt động trong một ngành, nguồn lực kinh tế của cả hai sẽ giúp thị phần của doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường.

  1. Đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn

Doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể mở rộng mạng lưới khách hàng và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hang tiềm năng mới.

  1. Giảm chi phí và nâng cao chất lượng nhân lực

Sau khi thực hiện hoạt động M&A doanh nghiệp mới sẽ cắt giảm được đáng kể chi phí phải trả cho những vị trí không cần thiết để từ đó tập trung bồi dưỡng, phát triển những tinh hoa nhân sự.

  1. Tận dụng công nghệ được chuyển giao

Doanh nghiệp mới có thể tận dụng được những lợi thế đã có, bỏ qua những tiêu cực, khuyết điểm về công nghệ, cơ sở vật chất

III/ Những rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh những lợi ích nêu trên, hoạt động M&A còn ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn:

  1. Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản ngân sách cự lớn khi tiến hành mua lại một doanh nghiệp khác.
  2. Những phản ứng không tốt từ thị trường sau hoạt động M&A như sự phản đối của công chúng hay sự sụt giảm về giá cổ phiếu.
  3. Ngân sách của doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư vào những dự án kinh doanh có vốn đầu tư thấp hơn thay vì việc thu mua lại một doanh nghiệp khác.

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top