Tranh chấp được hiểu là sự bất đồng về một hoặc một số vấn đề giữa hai hay nhiều bên mà không đi đến được thỏa thuận, thống nhất với nhau. Thực tế ngày nay có rất nhiều các tranh chấp phát sinh và chủ yếu là các tranh chấp về hợp đồng, hôn nhân, lao động …. Vì vậy, một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có các cách thức nào để giải quyết tranh chấp và nên lựa chọn phương án nào?
Hiện nay, pháp luật ghi nhận bốn hình thức giải quyết tranh chấp gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.
- Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng là việc các bên phát sinh tranh chấp tự ngồi lại với nhau và đưa ra phương án giải quyết, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay một bên thứ ba có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào khác. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
- Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là việc các bên tiến hành giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của hòa giải viên – đây là một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp, đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
- Giải quyết tranh chấp thông tại Trọng tài. Điều 2 Luật trọng tài Thương mại quy định các trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài bao gồm: “Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài phải tuân theo quy định của Luật Trọng tài thương mại
- Giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án phải tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ lại với Link & Partners.