Các đối tượng cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và điều kiện bảo hộ

Bên cạnh nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cũng là một tài sản có giá trị quan trọng đối với mỗi nhãn hiệu. Thực tế, có nhiều cá nhân, tổ chức tự mình sáng tạo hay là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp nhưng lại không nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước. Việc này chính là kẽ hở khiến cho những kẻ xấu, đối thủ cạnh tranh lợi dụng sử dụng, đạo nhái, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích tới người sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó.

Bởi vậy, Link & Partners xin đưa ra một số tư vấn về kiểu dáng công nghiệp và điều kiện để được bảo hộ để các cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu, bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

VD: Hình dáng chai nước khoáng

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định của pháp luật, một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi phải đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:

  • Có tính mới: là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng băn bản hoắc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Có tính sáng tạo: là khi căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: là kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
  • Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
  • Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Trên đây là tư vấn của Link & Partners về kiểu dáng công nghiệp và điều kiện bảo hộ. Mọi vướng mắc, chưa rõ mà cần hỗ trợ, các bạn hãy liên lạc với Link & Partners qua số hotline 0243.997.2222 để được tư vấn thêm hoặc có thể inbox trực tiếp qua trang facebook của Link & Partners.

logo

Link & Partners

Là đơn vị tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam.

 Phòng 2403 tòa A3, chung cư Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Thàn phố Hà Nội, Việt Nam
0243.997.2222 - 0949.592.295
[email protected]

Fanpage

Hotline: 0243-997-2222

Scroll to Top